THI VIỆN THƯỜNG TÍM


TIN TỨCFri-13/Aug/2021 10:30

Cách đọc một toa thuốc biện chứng

Y học biện chứng luôn là nền tảng của y học hiện đại (còn gọi là tây y - y học thực nghiệm) vẫn rất cần thiết để chữa trị những bệnh mà tây y chưa thể làm được.


Đây là toa thuốc mang tính học thuật, bạn không nên tự ý điều chế.
(Các tên gọi mang tính sử dụng nội bộ - không có trong từ điển)


Đây là một toa thuốc mà tôi được thấy, nhân có người nữ bẩm "thủy phong hoán" cần dùng đến. Và nó cũng sẽ được chuyển thành dạng kỹ thuật số để làm tư liệu tra cứu - học thuật của thế hệ tiếp nối.

Sau này, đa số mọi người sẽ tiếp cận bản số hơn là bản gốc. Nên tôi nghĩ việc đưa ra cách mà tôi đọc và chuyển tự từ bản gốc sang bản kỹ thuật số như thế nào, tôi sẽ ghi chú lại ở dưới đây vậy.


Thứ nhất, lợi của bản số: Là bạn có thể nhớ sơ sơ về một cái gì đó có liên quan, là bạn có thể tìm ra được đầy đủ tài liệu mà bạn cần. Dựa trên áp dụng trí tuệ nhân tạo, kết hợp với cấu trúc dữ liệu và dữ liệu + việc học của "trí tuệ nhân tạo" đó nữa. Nhưng nó cũng có bất lợi là: dữ liệu quá nhiều, không biết cái nào mà tin dùng.

Thứ 2, lợi ích của bản gốc: bạn đọc và không hề bỏ sót một pixel nào trên đó, mỗi chấm điểm trên bản gốc đều có một ý nghĩa, dù là khoảng trống chưa viết chữ đi nữa. Hoặc các ký hiệu lạ. vv

Thứ 3: sự tin cậy từ người chuyển tự. Cái này hơi chuyên sâu, và có thể bạn thấy nó không quan trọng. Vì nếu bạn hiểu được nó thì bạn đã hiểu ra nhiều thứ khác, và bạn cố chấp thì bạn cũng chỉ quanh quẩn những thứ mà bạn đã vô tình biết được, học được trước đó mà thôi.

Thực tế, thời nay có nhiều người tự cho mình là đủ kiến thức để xác minh rằng các kinh điển được chép sai vv. Về vấn đề tương tự như vậy, chỉ cần bạn có sự tinh ý thì thấy rằng: các chuỗi sự kiện, bản chất của nó không hề có đúng sai, thay vì nhìn thấy được "lý do nó được  hình thành - truyền tải đến hôm nay", lại đi "tìm cách đem sức lực nhỏ nhoi để chặn" lại ... nó?  Người tâm bình, không điên đảo sẽ không làm việc đấy!

Cách tôi đọc một toa thuốc...

1- Trước hết, bạn sẽ cần biết ai viết toa thuốc, người đó là ai, viết trong hoàn cảnh nào

Trong "ngũ minh", "Y PHƯƠNG MINH" là cần thiết với một đạo sĩ. Nếu chỉ nói việc trên trời, thì đa số người nghe sẽ không hiểu, không có thời gian hiểu và cũng thấy chưa (không) cần thiết phải hiểu nữa. Cho nên, việc có "một toa thuốc cứu người" là cần thiết để tạo duyên hoằng hóa người thân.

Phải hiểu rằng, người bệnh và được chữa trị để hết bệnh hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tình thương yêu bao la không có sự phân biệt, người này với người kia, người giàu có, người bịnh nặng nhẹ vv. 

Đến khi ai đó, có đủ sẵn cơ duyên, ví dụ có người đến nhờ hỏi thuốc, mà từ đó có thể chuyển giúp "nghiệp dữ của họ thành thanh tịnh dần dần" thì bậc đạo sĩ đều không thể không làm.


Nếu toa thuốc đáp ứng những điều kiện như vậy, tôi luôn cho rằng đó là toa thuốc chất lượng cao.


2- Đọc và áp dụng ngay đối với người đang cần

Tùy theo hiểu biết của bạn, với điều kiện tài nguyên sẵn có, bạn cần sáng suốt mà làm theo y hệt toa thuốc đó, hoặc gia giảm nếu cần thiết để có thể xử lý ngay vấn đề "cấp bách" trước mắt.


3- Đọc để mà học

HỌC CƠ BẢN: Là tất cả những thứ được viết ra, bạn sẽ phải hiểu cặn kẽ về nó. Hiểu được logic các vấn đề trên đó nữa. Ví dụ: trên toa này, viết cho người nữ, bẩm "thủy phong hoán", thì còn lại 63 bẩm kia (trong 64 tượng - Khổng Tử) sẽ như thế nào, có cần thiết gia giảm đối với các bẩm còn lại không, và nếu gia giảm thì sẽ thế nào vv. Đối với chứng lâm sàng nữa (tức người có bệnh nền) thì cần gia giảm món gì vào thời khắc nào nữa... Cứ như vậy, những từ nào bạn chưa rõ, thì bạn sẽ tra cứu và phải hiểu về nó - (việc hiểu sâu, cạn, ghi dấu ấn vv không thể có nhanh được). Cứ như vậy, kiến thức và sự tiếp cận của bạn sẽ được mở rộng dần thêm.

HỌC SIÊU CƠ BẢN: Khi bạn đọc một tài liệu mà bạn không còn phải đi tra cứu nhiều nữa, tức là bạn đã nắm được cái cơ bản của nó rồi. Thì lúc này, bạn nhìn lại toa thuốc, bạn sẽ thấy được ở cái tầm bao quát tổng thể hơn. Và khi bạn cần để ý (nhìn về một phương diện nào đó) thì cái thấy ở đó lại hiển ra rõ hơn.

Ví dụ, bạn nhìn nét chữ viết tay, bạn sẽ biết được người viết đang viết vội hay không, viết vì một lý do với các hướng ý thế nào... Nếu chúng ta không có trí thấy chơn thật (của các bậc đạo sĩ) thì ta vẫn có thể dùng phương pháp loại suy, rồi từ đó ta có thể vẽ ra cảnh tượng, hoàn cảnh lúc người viết đó ... Và từ đó, ta có thể "kịp nhịp" học hỏi với những kho tàng kiến thức đồ sộ của người viết ấy. Lúc này, không những bạn đã "được học", mà còn "không dám đề cập" về cái hướng tâm phân biệt "tốn năng lượng" kia nữa....


4- Tóm kết


Ví như ai đó chưa hề đến Đà Lạt mà xem hình ảnh, tả cảnh một Đà Lạt nên thơ thì tôi vẫn tin là nó đúng và rất có giá trị. Còn ai đó đang sinh sống ở Đà Lạt mà chỉ am tường về "thời + sự" thì cũng mua vui được một buổi tiệc vậy.

Quan trọng là... bạn thấy có gì đó để học hỏi, vui vẻ từ những khoảnh khắc bạn đã bỏ ra. Đó là những lúc tái tạo năng lượng tích cực. Và là phương thang mà ai nấy cũng đều cần phải dùng!

Đà Lạt thường tím

Đà Lạt lúc hoàng hôn

Đà Lạt về khuya
 

Ý kiến

Login-to-comment

XEM THÊM>>
(((image1)))

(((title1)))

(((timelastupdate1)))
(((image2)))

(((title2)))

(((timelastupdate2)))
(((image3)))

(((title3)))

(((timelastupdate3)))

ĐANG ONLINE: 2 NGƯỜI