THI VIỆN THƯỜNG TÍM


TIN TỨC BÌNH LUẬN & SÁCHWed-18/Aug/2021 04:14

Đà Lạt trăng mờ - Biểu tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử

Khi nghe cùng một chủ đề, khác nội dung, xong sẽ tin chắc hình tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử hết sức gần gũi. Từ đó hiểu về Ông nhiều hơn.

Đà Lạt trăng mờ

Tác giả: Hàn Mặc Tử. 
Hiện lời bài thơ


Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu,

Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ.

Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,

Như đón từ xa một ý thơ.


Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,

Để nghe dưới đáy nước hồ reo.

Để nghe tơ liễu run trong gió,

Và để xem trời giải nghĩa yêu.


Hàng thông lấp loáng đứng trong im,

Cành lá in như đã lặng chìm.

Hư thực làm sao phân biệt được?

Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.


Cả trời say nhuộm một màu trăng,

Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.

Không một tiếng gì nghe động chạm,

Dẫu là tiếng vỡ của sao băng!


Mời bạn viếng thăn mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử ở đây.


Mời bạn hãy nghe xong những bài nhạc, rồi sẽ thấy những lời tôi nói bên dưới không sai...








Bài viết này chủ ý nói về một hướng nhìn chân thực.

Trước hết, bình về bài thơ "Đà Lạt Trăng mờ"

Khi ông vừa đặt chân đến Đà Lạt lần đầu tiên, năm 1933, ông làm bài thơ "trăng" này. Ta thử nghĩ tại sao Ông không chọn đề tài khác, mà lại chọn trăng? Và tất nhiên cảnh đêm trăng nào đối với kẻ sĩ cũng có những cái đẹp riêng. 

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.
Với Ông thì một cảnh trăng "huyền", như là mộng mị vậy. Điều này chỉ có ai từng sống ở Đà Lạt mới biết, nó mộng mị vì sương mờ ở Đà Lạt không giống như sương trắng miền quê ngoại, hay các miền khác ở VN mà Ông đã tới. Trong tầm nhìn của ông lúc này, chỉ có màu vàng và đen mà ông cho rằng "Cả trời say nhuộm một màu trăng". Trăng của ông chỉ được nhắc tới duy chỉ một lần, ở cuối bài, nó như một trang giấy và những thứ được nhắc trong bài thơ là những biểu tương, hình vẽ, mà từ biểu tượng hình vẽ trên trang giấy đó, khi truyền tải đến người xem họ sẽ tự mở ra một cõi thênh thang riêng. Chính nó phải như vậy, nên mới được cho là thiêng liêng và sự khởi đầu,...

Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu.

Đoạn này chẳng phải để ông tôn vinh tình yêu mà ta thường hay nghĩ tới, mà là một xu thế để đạt được một sự định hướng thanh cao. Trước hết, "làm thinh chớ nói nhiều"  để nhập vào cảnh giới mênh mông bao la  vô tận phía trên, cho đến ngay thực tại li ti trước mắt: "Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt", để nghe thông suốt không chướng ngại "dưới đáy nước hồ reo" - "để nghe tơ riễu run trong gió" rồi để nghe "trời giải nghĩa yêu"...Cái nghe của ông, không hẳn nghe tiếng xao động kiểu như của lá mùa thu trong gió, vì ông đã nhấn mạnh ở câu dưới "Hàng thông thấp thoáng đứng trong im - Cành lá in như đã lặng chìm". Cho nên ta phải hiểu theo cách là Ông đã nghe được "tiếng âm thinh" từ màu đen của đáy nước hồ sâu, âm của sự lạnh lẽo (tơ liễu run)... và thôi...Ông dừng ở đó mà không có lời lẽ nào thêm nữa, mà Ông chỉ nhờ "trời" giải nghĩa cho vậy. Nếu như Ông là bậc đạo sĩ, thì ta phải lý giải thêm ở đây, việc "nghe trời" không chỉ là nghe ở một phía, mà thông linh với các cõi giới khác nữa, "trời"  chỉ là một tượng trưng...

Cái đẹp của Đà Lạt là thế, bạn phải cảm nhận nó bằng tai, bằng âm thinh, chớ cảm nhận bằng mắt thì không thể nào tả hết được. Đấy chẳng phải là lời của mình tôi nói, ông Phạm Duy cũng nói thế. (Hãy nghe lại bài phổ nhạc của Ông - Ca sĩ Tuấn Ngọc hát bên trên). Nhớ rằng, thời ông Phạm Duy, khoa học đã tiến bộ, ông đã biết rõ thứ âm thinh đó là một thứ sóng như là siêu âm ra hình ảnh, sóng 3G, vv... Đó là những nhu liệu để truyền đạt (truyền dẫn và tương tác định hình) mà các bậc hiền triết đều coi đó mới là quan trọng!


Qua đây, ta thấy nên có  thêm cách cảm nhận khác thường so với cách nhiều người bình thường, bình về "biểu tượng trăng của Ông Hàn"..vv.. mà tôi đã lục tìm cả buổi trên Internet đều gần như giống hệt nhau.
(Trừ bài này: 
http://www.art2all.net/tho/dangtien/hanmactu/HMT_dmtri_thinhlang.html )

Ta không thể tả cảnh một đêm trăng bình thường bằng những từ ngữ mỹ miều, mà phải tả bằng một sự chân thực, ta hiểu về Ông đến đâu ta tả đến đó vậy.

Ví dụ như thời nay - khác với thời trước nhiều lắm: music video với kỹ xảo và dàn dựng công phu, làm ra những thước phim đẹp - nghệ thuật thì chẳng mấy ai xem, những thứ mộc mạc thì lượt xem gấp hàng triệu lần...


Quay lại chủ đề "trăng của Hàn Mặc Tử"


"Ai mua trăng - tôi bán trăng cho". Trăng của Ông không phải thứ trăng miễn phí. Không chỉ muốn nói rằng mỗi người ngắm trăng đều có một tình cảnh khác nhau nên không thể cảm nhận được thi vị của người khác rõ được.., mà ta phải hiểu rằng Ông bị bệnh phong (cùi - từ này vô cảm , không có ý phân biệt nhé), thì mỗi đêm trăng càng sáng thì sự đau nhói do căn bệnh của ông càng trở nặng. Và thế thì sao nữa.. nữa? Ông đã nhân lúc đấy biết sở trường của mình là sáng tác thi ca, ông đã dùng nó để quên đi nỗi đau kia. Nếu như các bậc hành thiền thì khi họ nhập vào cảnh thiền định thì sự đau đớn của thân xác vật lý này sẽ không còn (lúc đó kiểu như "vật chất không còn quyêt định ý thức" nữa).

Phải hiểu Ông Hàn cũng thế! Đôi lúc Ông cũng vượt qua sự đau đớn hiện hữu, và niềm vui đó làm Ông không ngủ được. Ông bèn ngồi sáng tác thơ. Cho nên thơ của Ông  nói toàn về trăng, mà thứ trăng không phải ai cũng hiểu.

Nếu như ta vội bình luận, không khéo sẽ bị thế hệ sau họ cho là thiển cận. Họ không nói ta sai, họ chỉ nói ta thiển cận mà thôi.


Tóm kết

Tôi viết đây không phải vì môt mục tiêu nào đó, chẳng phải chỉ để bình thơ của Ông nữa...Tôi chỉ giới thiệu một số góc độ nhìn nhận một vấn đề cho những người đến thư viện ThườngTím mà thôi. Nên quý vị muốn biết thêm thông tin thì mời đến viếng mộ của ông vậy. Xin mời click vào đây!

 

Ý kiến

Login-to-comment

BÌNH LUẬN & SÁCH

XEM THÊM>>
(((image1)))

(((title1)))

(((timelastupdate1)))
(((image2)))

(((title2)))

(((timelastupdate2)))
(((image3)))

(((title3)))

(((timelastupdate3)))

ĐANG ONLINE: 1 NGƯỜI